Tấm biển chuyển khoản 666 triệu đồng mừng cưới cô dâu chú rể và sự thật câu chuyện
Những ngày cận Tết Nguyên đán Ất Tỵ, không khí đón năm mới rộn ràng khắp nơi. Nhiều người gác lại công việc thường nhật để về sum họp gia đình. Thế nhưng, những công nhân, kỹ sư thi công cầu vượt QL61, nút giao IC4 thuộc cao tốc Cần Thơ - Cà Mau (H.Phụng Hiệp, Hậu Giang) vẫn tất bật trên công trường.Theo ghi nhận của PV Thanh Niên, tiếng máy móc, phương tiện thi công rền vang trên công trường. Bất chấp thời tiết đỉnh nắng trong ngày, các kỹ sư, công nhân vẫn miệt mài làm việc. Trong bữa cơm giờ giải lao, ai nấy đều ăn vội để nhanh chóng bắt tay làm nhiệm vụ. Nỗi nhớ nhà của mọi người dường như bị lắng xuống, vì vượt lên trên hết là sự quyết tâm góp sức hoàn thành 3.000 km đường bộ cao tốc về đích trước 31.12.2025.Anh Lê Huy Báo, chỉ huy mũi thi công cầu vượt QL61 (Công ty CP đầu tư xây dựng ĐMA) cho biết, lúc này công ty đang duy trì đội thi công từ 7 – 10 người, nỗ lực làm việc trên tinh thần "vượt nắng, thắng mưa" để lao lắp dầm cầu, gia công cốt thép, lắp đặt khe co giãn, làm dầm ngang. "Ngày tết rồi nên anh em tranh thủ từng giờ một, quyết tâm hoàn thành mục tiêu. Chẳng hạn, hôm nay bộ phận lao lắp dầm cầu phải xong 5 phiến mới nghỉ. Không kể thời gian, giờ giấc, còn việc thì sẽ làm xuyên ngày, xuyên đêm", anh Báo nói.Đến nay, dự án cầu vượt QL61 đã đạt 80% hợp đồng. Song, với sự khẩn trương đưa công trình về đích càng sớm càng tốt, các công nhân, kỹ sư vẫn nỗ lực làm việc đến hết 29 tết. Mọi người chỉ nghỉ ngơi mùng 1 - 2, đến mùng 3 tết thi công trở lại. Không có nhiều thời gian, nhiều công nhân, kỹ sư quyết định ăn tết trên công trường. Tinh thần này được quán triệt từ trước nên mọi người rất vui vẻ ở lại.Sau nhiều năm làm công nhân, năm nay là năm đầu tiên anh Trần Văn Tân (34 tuổi, H.Châu Thành, Kiên Giang) ăn tết trên công trường. Anh Tân cho biết, ở quê nhà anh có vợ và 2 con, bé nhỏ 1 tuổi, bé lớn mới 3 tuổi. Công ty hiểu hoàn cảnh, sự nỗ lực của các anh, chị em công nhân nên đã giải quyết sớm vấn đề lương thưởng, chế độ để mọi người gửi về cho gia đình mua sắm tết. Tết xa nhà nhưng được sự quan tâm của lãnh đạo công ty, đồng nghiệp nên ai cũng ấm lòng."Trước tết, tôi đã gửi quà về để vợ mua sắm đồ tết cho các con. Cảm giác nhớ gia đình là có, nhưng đón tết trên công trường cao tốc cũng có cái vui riêng. Anh em ở đây luôn chia sẻ, động viên và tạo niềm vui cho nhau. Vợ tôi rất đồng cảm, vì cũng như nhiều bà con miền Tây, rất mong cao tốc nhanh chóng hoàn thành", anh Tâm chia sẻ.Nguyễn Duy Thái (18 tuổi, H.U Minh Thượng, Kiên Giang), cho biết mình là một trong những công nhân nhỏ tuổi nhất tại mũi thi công cầu vượt QL61. Vì vậy, mọi người đều giành sự ưu tiên, muốn cho về quê ăn tết sớm, nhưng Thái từ chối."Nói không nôn nao về quê ăn tết là nói dối, nhưng tôi nghĩ nếu về thì người ở lại sẽ thêm phần vất vả. Mình có sức trẻ mà để mọi người cáng đáng công việc của mình thì sao vui được. Tôi ở miền Tây nên biết bà con ở đây rất mong cao tốc Cần Thơ - Cà Mau sớm đưa vào sử dụng. Muốn vậy, các công nhân, kỹ sư tham gia vào công trình này phải có ý thức đồng lòng thực hiện, sẵn sàng cùng nhau vượt khó để đảm bảo tiến độ thi công", Thái bộc bạch.Dự án đường bộ cao tốc Bắc - Nam đoạn Cần Thơ - Cà Mau có chiều dài tuyến chính 110,85 km. Công trình chia làm 2 dự án thành phần, gồm: đoạn Cần Thơ - Hậu Giang và đoạn Hậu Giang - Cà Mau, tổng mức đầu tư 27.523 tỉ đồng, khởi công ngày 1.1.2023. Theo BQL dự án Mỹ Thuận (chủ đầu tư, thuộc Bộ GTVT), tính đến ngày 24.1, khối lượng thi công 2 dự án thành phần đã đạt 58%. Trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, đa số các nhà thầu trên 2 dự án thành phần sẽ tổ chức thi công xuyên tết trên công trường. Tuy nhiên, do các mỏ vật liệu, các đơn vị vận chuyển, nhà cung cấp nghỉ trong 3 ngày 29, 1, 2 (âm lịch) nên để đảm bảo tiến độ dự án, các đơn vị đang tổ chức thi công tăng ca, tăng kíp những ngày trước tết. Theo đó, ở cả 2 dự án, có 234 mũi thi công và 2.881 nhân sự, cùng 926 thiết bị máy móc đang làm việc ngày, đêm. Các hoạt động chủ yếu là thi công lu lèn nền đường, đắp gia tải, đắp lề, bờ bao, thi công đóng cọc, gác dầm, đổ bê tông bản mặt cầu. Các nhà thầu cũng tăng công suất tập kết vật tư, vật liệu về bãi tập kết để triển khai thi công trong dịp tết và triển khai song song các công tác không chịu ảnh hưởng bởi nguồn vật liệu như hoàn thiện phần đường.
Mỹ, Úc không phải là 'điểm đến' có đông du học sinh Việt nhất
Đến dự lễ khai mạc có ông Hoàng Đạo Cương, Thứ trưởng Bộ VH-TT-DL; ông Nguyễn Hồng Minh, Cục phó Cục TDTT; anh Nguyễn Đức Nguyên, Phó trưởng ban Thanh niên trường học T.Ư Đoàn; anh Nguyễn Hữu Tú, Phó trưởng Ban Mặt trận thanh niên TƯ Đoàn, Phó chủ tịch thường trực kiêm Tổng thư ký Hội Thầy thuốc trẻ Việt Nam; ông Trần Văn Lam, Phó vụ trưởng Vụ giáo dục thể chất Bộ GD-ĐT; chị Nguyễn Thị Ngọc Anh, Phó giám đốc Trung tâm hỗ trợ và phát triền sinh viên Việt Nam; ông Nguyễn Văn Phú, Tổng thư ký Liên đoàn Bóng đá Việt Nam (VFF), đồng trưởng Ban tổ chức giải; GS-TS Nguyễn Trung Việt, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Thủy lợi; ông Hoàng Anh Tuấn, ủy viên Ban trọng tài VFF cùng các vị lãnh đạo ban giám hiệu các trường có đội tham dự vòng loại phía bắc. Giải bóng đá Thanh Niên sinh viên Việt Nam lần III - 2025 cúp THACO là giải đấu được Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Trung ương Hội Sinh viên Việt Nam giao cho Báo Thanh Niên phối hợp với Liên đoàn Bóng đá Việt Nam (VFF) tổ chức thường niên trong khoảng thời gian từ kỷ niệm Ngày truyền thống học sinh - sinh viên Việt Nam 9.1 đến chào mừng Ngày thành lập Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh 26.3 và Ngày thể thao Việt Nam 27.3. Giải đấu này đã chính thức được đưa vào hệ thống thi đấu quốc gia thường niên của VFF và Giải thể thao sinh viên Việt Nam VUG.Phát biểu chào mừng ở lễ khai mạc, PGS-TS Nguyễn Trung Việt - Phó hiệu trưởng Trường Đại học Thủy lợi, bày tỏ sự vui mừng khi Trường ĐH Thủy Lợi tiếp tục đồng hành cùng giải mùa thứ ba liên tiếp với vai trò là đội chủ nhà. Ông tin tưởng rằng giải bóng đá Thanh Niên sinh viên Việt Nam sẽ tiếp nối những thành công từ 2 mùa trước và khẳng định giải đấu sẽ tiếp tục là sân chơi lành mạnh, bổ ích cho lứa tuổi sinh viên. Phát biểu khai mạc vòng loại khu vực phía bắc, nhà báo Trần Việt Hưng – Phó tổng biên tập Báo Thanh Niên, ủy viên BTC giải nhấn mạnh: "Giải bóng đá Thanh Niên sinh viên Việt Nam là một sự kiện thể thao đầy ý nghĩa, không chỉ là nơi giao lưu, học hỏi mà còn là dịp để các bạn sinh viên thể hiện tài năng, sức trẻ và tinh thần thể thao của mình.Sau 2 lần được tổ chức rất thành công, giải bóng đá Thanh Niên sinh viên Việt Nam bước sang mùa thứ 3 trong sự chờ đón háo hức của các các trường đại học, cao đẳng, học viện trên cả nước. Giải đã trở thành sân chơi bổ ích, để các bạn trẻ rèn luyện thể chất, nâng cao tinh thần đoàn kết và sự cống hiến vì cộng đồng. Thông qua giải đấu này, chúng ta cũng hy vọng sẽ tạo ra một môi trường để các bạn sinh viên kết nối với nhau, học hỏi kinh nghiệm và xây dựng những mối quan hệ tốt đẹp. Bóng đá là môn thể thao vua, mang lại những cảm xúc mạnh mẽ và sâu sắc. Mỗi trận đấu, dù kết quả có thế nào, đều là một bài học quý giá về tinh thần chiến đấu, tinh thần đồng đội và sự nỗ lực không ngừng. Tôi tin rằng, các đội bóng sẽ thi đấu hết mình, cống hiến cho khán giả những trận đấu hay và đầy kịch tính, theo đúng tinh thần của giải là chơi đẹp, thắng đẹp, cổ vũ đẹp", nhà báo Trần Việt Hưng nhấn mạnh. Giải năm nay có 67 đội tham dự, trong đó có 66 đội thi đấu vòng loại ở 5 khu vực (riêng đội chủ nhà Trường Đại học Tôn Đức Thắng được vào thẳng vòng chung kết). Vòng loại phía bắc có 9 đội bóng tranh tài, bao gồm: đội chủ nhà Trường Đại học Thủy Lợi, Đại học Kinh tế Quốc dân, Trường Đại học Sư phạm TDTT Hà Nội, Trường Đại học Công nghệ Đông Á, Trường Đại học VT-DL Thanh Hóa, Trường Đại học Đại Nam, Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội, Trường Đại học Công nghiệp Việt Hung; Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội.Ngay sau lễ khai mạc là trận khai mạc giữa Trường ĐH Thủy Lợi và Trường ĐH Đại Nam. Trận khai mạc cũng được xem là trận chung kết sớm của nhóm 1 khu vực phía bắc vì đây là 2 đại diện đều lọt vào trận play-off tranh vé đi tiếp đến VCK ở mùa 2. Thời điểm đó, Trường ĐH Thủy Lợi thắng play-off và sau đó trở thành á quân của giải còn Trường ĐH Đại Nam thất bại trước đội Trường ĐH Sư phạm TDTT Hà Nội và lỡ vé đến VCK.
Thanh Hóa: Tổ chức Đại hội điểm Hội Liên hiệp thanh niên cấp xã
Ngày 20.2, UBND P.Quảng Phúc (TX.Ba Đồn) cho biết vào hôm 18.2, chính quyền địa phương đã tổ chức buổi đối thoại với phụ huynh học sinh khối Tân Mỹ nhằm tìm giải pháp đưa các em trở lại trường học sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán. Tuy nhiên, sau cuộc thảo luận, vẫn chưa có sự thống nhất giữa các bên.Buổi đối thoại diễn ra tại Trường tiểu học số 1 phường Quảng Phúc với sự tham gia của lãnh đạo Phòng GD-ĐT thị xã Ba Đồn, chính quyền phường Quảng Phúc, Ban giám hiệu nhà trường, giáo viên chủ nhiệm cùng hơn 100 phụ huynh học sinh điểm trường lẻ Tân Mỹ. Tại đây, các phụ huynh bày tỏ mong muốn được giữ lại điểm trường lẻ, và không đồng tình với phương án chuyển học sinh về điểm trường chính.Trước những lo ngại của phụ huynh, ông Nguyễn Tiến Thành, Chủ tịch UBND P.Quảng Phúc, đã thông báo kết luận của Sở Xây dựng Quảng Bình về tình trạng xuống cấp của trường học tại Tân Mỹ. Theo đó, cơ sở vật chất của điểm trường này không còn đảm bảo an toàn, buộc phải đóng cửa. Tuy nhiên, đông đảo phụ huynh vẫn phản đối phương án di dời, đồng thời đề nghị chính quyền tìm giải pháp sửa chữa để học sinh có thể tiếp tục học tập tại chỗ.Như Thanh Niên đã thông tin, kể từ sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán, 154 học sinh thuộc điểm trường Tân Mỹ đã không trở lại trường. Sau một tuần nghỉ học, chỉ có một học sinh lớp 2 đến lớp. Phụ huynh cho rằng việc di chuyển đến điểm trường chính sẽ gây nhiều khó khăn vì đa số học sinh sống cùng ông bà, cha mẹ làm ăn xa.Từ năm 2019, địa phương đã bố trí kinh phí sửa chữa điểm trường lẻ theo mong muốn của người dân. Tuy nhiên, hiện tại, cơ sở hạ tầng đã xuống cấp nghiêm trọng, không thể tiếp tục sử dụng. Do đó, chính quyền địa phương khẳng định việc di dời học sinh về điểm trường chính là biện pháp cần thiết để đảm bảo an toàn.Lãnh đạo thị xã Ba Đồn và phường Quảng Phúc nhất trí với nguyện vọng lâu dài của phụ huynh về việc duy trì điểm trường lẻ. Tuy nhiên, trước mắt, việc di chuyển học sinh đến điểm trường chính là điều bắt buộc để đảm bảo điều kiện học tập an toàn, trong khi phương án sửa chữa hoặc xây mới vẫn đang chờ nguồn kinh phí thực hiện.
Ngày 10.1, tin từ Công an H.Ea H'leo (Đắk Lắk), đơn vị đã bắt giữ Nguyễn Văn Huân (24 tuổi, trú xã Cư Mốt, H.Ea H'leo) để điều tra về hành vi cướp tài sản.Trước đó, chiều 8.1, Công an H.Ea H'leo nhận được trình báo của chị T.N.P.T (33 tuổi, trú xã Cư Mốt, H.Ea H'leo) về việc bị một nam thanh niên lạ mặt đi xe máy không gắn biển kiểm soát dùng dao đe dọa, khống chế cướp 38 triệu đồng và 1 điện thoại di động tại lô cao su thuộc thôn 4, xã Cư Mốt.Ngay sau đó, Công an H.Ea H'leo triển khai các biện pháp nghiệp vụ, thông báo đặc điểm nghi phạm, phương tiện gây án đến công an các xã, thị trấn để khẩn trương truy tìm. Đến khoảng 4 giờ ngày 9.1, Công an H.Ea H'leo đã bắt giữ Nguyễn Văn Huân khi đang lẩn trốn tại khu nhà trọ thuộc TT.Ea D'răng (H.Ea H'Leo), thu giữ 1 xe máy và 1 con dao.Tại cơ quan điều tra, Huân khai nhận đã dùng tài khoản mạng xã hội liên lạc với tài khoản của chị T.N.P.T hẹn đổi 20 triệu đồng tiền mới để chi dùng dịp tết, tại khu vực trạm kiểm lâm thuộc thôn 1, xã Cư Mốt.Đến chiều 8.1, Huân đổi điểm hẹn đến khu vực lô cao su thuộc thôn 4, xã Cư Mốt. Tại đây, khi nói chuyện với chị T. thì Huân bất ngờ dùng con dao đe dọa, khống chế chị T., cướp 38 triệu đồng, 1 điện thoại di động. Huân đã sử dụng số tiền này mua 1 dây chuyền vàng, 1 lắc vàng và chuyển 20 triệu đồng cho người yêu của mình.Cơ quan CSĐT Công an H.Ea H'leo đã khám xét nơi ở của Nguyễn Văn Huân, thu giữ vật chứng gồm 1 dây chuyền, 1 lắc tay, 1 điện thoại và 20 triệu đồng.
Anne Hathaway, nữ thần Met Gala năm nay?
Cũng trong tình trạng sổ mũi, đau họng do chênh lệch nhiệt độ khi từ quê trở lại thành phố, Nguyễn Thị Mỹ Hương (24 tuổi), ngụ tại hẻm 86 Âu Cơ, P.9, Q.Tân Bình (TP.HCM), kể: “Về Đắk Lắk nghỉ tết thời tiết mát mẻ, se lạnh rất dễ chịu, mình làm gì cũng thấy thích. Đến khi hết tết vào lại TP.HCM thì nắng rát da. 3 ngày đầu tiên quay lại thành phố mình đã bị sốt, ho, sổ mũi. Trời nắng đến nỗi mình không muốn ra đường. Cho nên những ngày đi làm mình tranh thủ dậy sớm hơn để nấu cơm mang theo chứ thời tiết này giữa trưa không dám bước chân ra đường”.

Nhếch nhác rác tràn lan trên đường
Nhận định bóng đá Liverpool vs Chelsea (23 giờ 30 ngày 28.8): Cuộc sát hạch căng thẳng
Các cuộc chạm trán tại vòng 10 diễn ra từ ngày 17 tới ngày 19.1 dự báo hấp dẫn, căng thẳng. Công nghệ hỗ trợ trọng tài (VAR) tiếp tục phủ sóng tại tất cả các trận đấu vòng 10 để hỗ trợ mang đến sự công bằng cho các trận đấu… Ngày 17.1 diễn ra 2 trận đấu rất đáng chú ý, giữa 4 đội bóng đều đang khát khao giành chiến thắng để vượt lên nhóm đầu, thoát khỏi sự đeo bám của nhóm dưới: CLB HAGL - CLB TP.HCM (17 giờ, sân Pleiku, VAR) và CLB Bình Dương – CLB Quy Nhơn Bình Định (18 giờ, sân Bình Dương, VAR). Đội bóng phố núi Pleiku có chuỗi không thành công trước quãng nghỉ vừa qua và rơi dần xuống giữa bảng, đối mặt với áp lực từ nhóm cuối. Chỉ có chiến thắng mới giúp “kéo” HAGL thoát khỏi sự đeo bám của hàng loạt cái tên phía sau. Nhưng đối thủ của CLB HAGL lại là CLB TP.HCM – đội bóng xếp ngay phía sau và cần chiến thắng để vượt lên. Tương tự như vậy, CLB Bình Dương – sau “cú hích” từ chiến thắng ở Cúp quốc gia đang sẵn sàng trở lại đường đua tốp đầu khi đón tiếp CLB Bình Định. Đội nào chiến thắng trong trận đấu này sẽ “nhảy” lên phía trên, đẩy chính đối thủ xuống phía sau sâu hơn. Ngày 18.1, người hâm mộ chứng kiến hai cặp đấu “nóng” khác là cuộc đối đầu giữa CLB Thanh Hóa gặp CLB Hà Tĩnh (18 giờ, sân Thanh Hóa, VAR) và CLB CAHN tiếp đón CLB SLNA (19 giờ, sân Hàng Đẫy, VAR). CLB Thanh Hóa vẫn đang cho thấy sự gai góc của mình sau thời gian giải tạm nghỉ, sau khi hòa 1-1 trước ứng viên Nam Định ở trận đấu sớm vòng 12. Đối thủ Hà Tĩnh cũng không kém cạnh, sau những gì đã thể hiện ở trận đấu với CLB CAHN tại Cúp quốc gia. Lợi thế sân nhà có giúp Thanh Hóa giành trọn 3 điểm để tiến xa hơn trên đường đua vô địch? Tại Hàng Đẫy, CLB CAHN vẫn đang kiên trì trên con đường chinh phục mục tiêu vô địch LPBank V-League. Thử thách cho thầy trò HLV Mano Polking là “ẩn số” mang tên SLNA. Đây là tập thể trẻ luôn sẵn sàng tạo nên những bất ngờ thú vị, khiến các đối thủ dù nhiều ngôi sao như CLB CAHN cũng cần phải cẩn trọng. Ngày 19.1, vòng 10 khép lại với 3 cuộc đối đầu căng thẳng. Trên sân Thiên Trường,18 giờ (VAR hỗ trợ) CLB Nam Định tiếp đón CLB Thể Công Viettel. Đây là cuộc “đại chiến nơi nhóm đầu” của hai đội bóng đang xếp thứ 2 Nam Định và thứ 3 (Thể Công Viettel), giàu tiềm lực và tham vọng vô địch rất rõ ràng, mãnh liệt. Đội chủ nhà cần chiến thắng để cạnh tranh và tìm cơ hội vượt qua Thanh Hóa. Đội khách cần chiến thắng để đeo bám chính 2 đối thủ vừa nhắc tới. Một cuộc đối đầu quá hấp dẫn! 18 giờ cùng ngày, trên sân Hòa Xuân, CLB Hà Nội cần nhanh chóng quên ngay thất bại tại Cúp quốc gia, lấy lại phong độ để làm khách trước đội chủ nhà Đà Nẵng đang vô cùng khát thắng. Đội bóng sông Hàn hiện nay ở thế dựa lưng vào tường khi xếp cuối bảng, chưa biết đến chiến thắng. CLB Đà Nẵng vừa có những thay đổi ở thượng tầng khi mời hai nhân vật “hiểu về CLB Hà Nội” ông Phan Thanh Hùng-HLV từng rất thành công tại CLB Hà Nội, đảm nhận vai trò HLV trưởng và ông Cristiano Roland – cựu cầu thủ CLB Hà Nội, có mặt trong thành phần Ban huấn luyện. Vì vậy, trận đấu càng thêm hấp dẫn, không dễ dự đoán kết quả cuối cùng. Tướng trẻ Lê Đức Tuấn không thể không lo âu bởi mới đây, đội Hà Nội đã bị đội Đồng Tháp đánh bại ở vòng 16 Cúp quốc gia. Chức HLV trưởng không biết có bền?Vào 19 giờ 15, trên sân Lạch Tray, CLB Hải Phòng tiếp đón CLB Quảng Nam. Hai đội bóng này xếp ngay cạnh nhau trên BXH, cùng nhóm cuối (CLB Quảng Nam xếp hạng 11 với 8 điểm, CLB Hải Phòng hạng 12 với 7 điểm). Đội bóng nào cũng cần chiến thắng để vượt lên chính đối thủ, thoát sự đeo bám nhóm cuối. CLB Hải Phòng có lợi thế sân nhà, nhưng CLB Quảng Nam cũng không dễ bị đánh bại, rất biết kiên nhẫn chờ đợi cơ hội… Nếu chủ nhà thất bại, liệu HLV Chu Đình Nghiêm có phải rời ghế nóng? Đây cũng là trận có VAR.
Trở thành 'dân cày thứ thiệt' với tựa game nông trại Farm Idle: Moo Tycoon
Hô Tra chỉ cách trung tâm H.Tân Uyên chừng 20 km nhưng mỗi khi nhắc đến, cảm giác như đâu đó xa lắm, tận thâm sơn cùng cốc và luôn khiến các tay lái ngán ngẩm bởi đường vào bản vẫn đang... chờ lên đời, đất đá ngổn ngang. Ngồi xe vào Hô Tra chẳng khác gì một chuyến hành trình "vượt ngàn chông gai". Thế nhưng chốn non xa ấy là thủ phủ của loài địa lan nổi tiếng không chỉ Lai Châu mà khắp vùng Tây Bắc. Dân bản Hô Tra gọi giản đơn là cây lan đội tán, nhưng về xuôi người đời xưng tụng mỹ miều hơn là lan Trần Mộng - gợi về tích truyện vua Trần mơ thấy hương sắc loài hoa lan trong giấc mộng ngày xưa. Thủ phủ trung chuyển địa lan Trần Mộng những ngày giáp tết chính là Sapa. Ở thủ phủ trung chuyển lan Trần Mộng, các thương lái nhăn nhó kêu khó bởi giá bán ra năm nay không như giấc... mộng trần. Các năm trước, mỗi ngồng lan ngày cận tết, giá chạm khung từ 500.000 - 1 triệu đồng, một chậu lèo tèo đôi mươi bông đã có giá 20 triệu mà còn không đủ bán. Nhưng năm nay, lượng mua giảm mạnh, giá lan rớt thê thảm khi chưa bằng phân nửa so với cùng niên vụ trước đó. Trong khi đó, ở các "phiên chợ online", thị trường mua bán Trần Mộng lại rất nhộn nhịp, giá cây địa lan này cực "thơm", với những lời rao đầy hấp dẫn kiểu như: "79 ngồng hoa, giá 20 "củ" (20 triệu - PV), ship tận nhà, vào tận cửa, bê tận giường, cân chỉnh hoa đến khi mãn nguyện".Tìm về Hô Tra, nhịp sống những ngày giáp tết thật an nhàn, nhà nào cũng xum xuê các chậu địa lan xếp quanh, những cây đã đủ đầy cành lá, ngồng hoa chi chít, được tập kết về bãi chờ "trôi" về Hà Nội. Đến vườn nhà Vàng A Pa trong lúc ông chủ vườn đang chăm chút lại những chậu lan mới lớn, dành cho tết năm sau, A Pa phấn khởi: "Năm nay nhà mình được hơn 100 chậu, nhưng tính chậu to chỉ được khoảng 10 thôi. Vườn mình giờ chỉ còn chậu bé mới được một năm, chưa đủ tuổi xuất nên mình đem dưỡng, thay đất, đôn chậu, trộn tro trấu, phân bò để oải, rồi đắp đôn để sang năm chậu nào đạt thì bán". Hỏi về độ tuổi lý tưởng của lan Trần Mộng khi xuống núi, Vàng A Pa cho biết: "Chậu nào để lâu nhất được 4 năm, không để được hơn đâu, vì 4 năm là đẹp lắm rồi, thương lái họ đến họ ra giá cao mua hết nên không để dành được. Còn trung bình 2 năm là bán được hết". Trước sân nhà Vàng A Chùng, nườm nượp các chậu lan to oạch, những chậu ít hoa lắm đếm ra cũng toàn trên 20 ngồng. Một chậu 32 ngồng mập khỏe, thuộc giống Trần Mộng xanh ngọc, dự báo nở đúng tết, được A Chùng bán giá 1,5 triệu ngay tại vườn, bao luôn việc vận chuyển ra đến trung tâm H.Tân Uyên. Một mức giá mà dân chơi lan Trần Mộng miền xuôi khó nghĩ tới mỗi dịp tết về. Nhớ lại cung đường vào bản Hô Tra, chuyện đi xe thôi đã gật gù nhiêu khê lắm lắm, vậy mà còn chuyển cả chậu lan về huyện, tính sơ trọng lượng cũng hơn 40 kg, lại lồm cồm đủ hoa lá, tính riêng việc bọc đùm, băng bó, mất gần 1 giờ mới xong. Chở chậu lan từ Hô Tra xuống huyện mất gần 2 giờ đánh vật với cung đường hiểm trở, công vận chuyển thôi cũng đã xứng tầm. Hỏi A Chùng sao rẻ thế, cậu cười toe: "Anh em lên tận bản mua, mình bán thế thôi, năm nay thời tiết thuận nên nhà mình trồng được nhiều. Lan nó cũng như người ấy, nuôi nó khỏe thì lên nhiều ngồng, các chậu to nhà mình năm nay có đến 60 - 70 ngồng hoa". Hô Tra hợp với giống địa lan Trần Mộng bởi là sự hợp thành nhiều thuận lợi, từ thổ nhưỡng, khí hậu, nguồn nước… Tách biệt với thế giới bên ngoài vì giao thông không thuận lợi, nhưng nhờ thế mà Hô Tra có được bầu không khí trong lành, cây lan ở đây phát triển rất mạnh. Ngồng dài đo được hôm ở nhà Vàng A Chùng hơn 1,2 m, đếm ra hơn 40 bông, A Chùng cho biết ngồng dài trên 1 m là phổ biến, có những ngồng dài đến cả sải tay, gần 1,5 m. Để chuyển được những chậu địa lan từ Hô Tra về xuôi, ngày trước chỉ có thương lái từ Sapa sang định giá, thu gom và vận chuyển, năm nay người Hô Tra tự lo luôn phần việc này. Châu A Thào, "tổng tiêu đầu" địa lan của Hô Tra cho biết: "Bọn em tập hợp lan trong bản lại, dùng băng chính bó chậu, thuê xe đầu kéo vào chở mỗi chuyến được 20 chậu về huyện rồi tiếp tục thuê xe tải đưa về Hà Nội". Chứng kiến câu chuyện trồng lan, chăm sóc lan, cho đến cách thức đem giống hoa đặc hữu ở Hô Tra đến người tiêu dùng, hiểu được vì sao năm nay lan Trần Mộng giá mềm hơn các năm trước.Không phải vì kinh tế xuống, cũng không phải người chơi không mặn mà, mà là phương cách kinh doanh của người trồng lan đã thay đổi, không còn lệ thuộc nhiều vào thương lái trung gian. Trước đây, thương lái có cách mông má, gán ghép câu chuyện, đẩy sản vật đặc sản vùng miền lên thành cao quý, gắn với vua chúa, kiểu như là lan tiến vua, lan vua nằm mộng… cốt đẩy giá sản vật vượt ngưỡng. Trong khi người trực tiếp gắn liền với sản vật - trường hợp này là cây địa lan ở Hô Tra - lại bị o ép giá tơi tả. Phương tiện truyền thông phát triển, cũng giúp dân bản như Châu A Thào hiểu thêm nhu cầu thị trường và cách thức lấy gốc đem bán tận ngọn ở thời bây giờ không còn là bí mật hay quá khó. Lan Trần Mộng quay về giá trị đúng nhờ hình thức kinh doanh như thế. Nguồn lợi kinh doanh đến trực tiếp với người tạo ra sản phẩm, qua đó khuyến khích người trồng lan ở Hô Tra tối ưu được thế mạnh vốn có, từ việc nhân giống, chăm sóc, phát triển quy mô thành một vùng địa lan thủ phủ của Lai Châu. Chuyển lan xuống Hà Nội từ đầu tháng 1.2025, bày gian hàng trên đường Cổ Linh, đến chiều tối 28 tháng chạp, Châu A Thào cùng các anh em ở bản Hô Tra linh đình với bữa tiệc ở trung tâm H.Tân Uyên, kết thúc chuyến đem lan về phố thành công mỹ mãn. Thào khoe: "Bọn em bán hết anh ạ, hơn 200 chậu, giá trung bình trên 200.000/ngồng". Các chậu lan A Thào mang từ Hô Tra xuống, chậu bé nhất 15 ngồng bông, nhiều nhất 68 ngồng, một thu nhập đáng để vui mừng. Cũng nhờ thông tin rộng mở, những hộ trồng lan ở Hô Tra như nhà Vàng A Chùng với 9 năm kinh nghiệm chăm sóc và nhân giống lan Trần Mộng, nay đều tự chủ tất cả các công đoạn, từ gieo trồng, chăm sóc, giao bán. Hôm ở vườn nhà Vàng A Pa, gặp một chậu lan có màu nâu tím lạ mắt đang trổ bông, hỏi ra mới biết A Pa lấy giống từ Trung Quốc sang để ươm thử hơn năm nay, cây phát triển khỏe, ngồng hoa dài.A Pa hào hứng bảo chỉ sang năm sau là có thể nhân giống ra rộng được. Hiện lan Trần Mộng ở Hô Tra đang có 7 màu khác nhau, phổ biến có xanh ngọc, vàng chanh, xanh lơ, vàng nâu… Cả 140 hộ ở bản Hô Tra đều trồng địa lan. Thống kê từ Phòng Nông nghiệp H.Tân Uyên, tính bình quân mỗi hộ 100 chậu, giá thị trường thấp nhất là 1 triệu/chậu, đủ để Hô Tra năm nay tưng bừng tết lớn.
tài xỉu 3.75
Trong nhịp sống hiện đại, phụ nữ Việt không chỉ giữ vai trò là người giữ lửa gia đình mà còn trở thành động lực quan trọng thúc đẩy sự phát triển kinh tế và xã hội. Thấu hiểu điều đó, "Cùng MAGGI Nấu nên cơ nghiệp" đã ra đời nhằm tiếp sức cho phụ nữ Việt trên hành trình khởi nghiệp, giúp họ vượt qua giới hạn bản thân, phát triển kỹ năng và tạo dựng nền tảng kinh tế bền vững.Tiếp nối thành công của năm 2022 và 2023, tháng 4.2024 chương trình "Cùng MAGGI Nấu nên cơ nghiệp" đã đánh dấu bước khởi đầu mới khi các Hội Phụ nữ trên toàn quốc tích cực lan tỏa thông tin đến hội viên. Đây là lúc cánh cửa cơ hội mở ra, mang chương trình đến gần hơn với phụ nữ ở khắp các tỉnh thành.Ngay sau đó, các chị em được truyền cảm hứng, tiếp thêm động lực thông qua các buổi chia sẻ. Không chỉ dừng lại ở các buổi chia sẻ trực tiếp, từ tháng 6 đến tháng 7.2024, chương trình còn triển khai chuỗi tập huấn trực tuyến linh hoạt qua nhóm Facebook. Các buổi học này tạo không gian học hỏi thuận tiện cho chị em trên cả nước, cung cấp kiến thức, lời khuyên thực tế về kinh doanh, cải thiện tay nghề nấu nướng, và giúp họ chuẩn bị nền tảng vững chắc để đối mặt với mọi thử thách trên hành trình khởi nghiệp.Thông qua các hoạt động này, chương trình đã củng cố niềm tin cho phụ nữ Việt rằng, bất kỳ ai, dù xuất phát điểm ở đâu cũng có thể chinh phục ước mơ kinh doanh của mình. Nhờ vậy, từ những ngày đầu, chương trình đã nhanh chóng thu hút được sự quan tâm của các chị em trên cả nước.Hành trình hiện thực hóa giấc mơ khởi nghiệp của phụ nữ Việt bước vào giai đoạn đầy ý nghĩa khi, từ tháng 7 đến tháng 8.2024, những đề án tâm huyết được gửi về Ban tổ chức để đánh giá. Trong hàng trăm ý tưởng, 150 đề án xuất sắc nhất được lựa chọn, và 70 dự án tiềm năng nhất sẽ nhận hỗ trợ trực tiếp từ chương trình.Bên cạnh đó, các chị em cũng đã được tham gia tập huấn chuyên sâu thông qua những buổi làm việc 1:1 với đầu bếp MAGGI và các chuyên gia hàng đầu. Sự hỗ trợ này gồm trang bị kiến thức, kỹ năng nấu nướng cần thiết, giúp họ tự tin đưa dự án đi vào thực tế.Từ tháng 8 đến tháng 9.2024, các dự án chính thức bước vào giai đoạn nước rút. Đây là lúc các chị em có cơ hội nhận được gói hỗ trợ quan trọng, bao gồm ký kết thỏa thuận, thi công và lắp đặt cơ sở vật chất, vật dụng mở quán cho các dự án. Đây không chỉ là thời điểm các ý tưởng bắt đầu được hiện thực hóa.Điểm nhấn của hành trình đến từ tháng 10 đến tháng 12.2024. Đây là giai đoạn các dự án đi vào vận hành thực tế và được đánh giá sau một tháng kinh doanh. Ban tổ chức sẽ vinh danh 16 dự án xuất sắc nhất dựa trên sự tham gia tích cực, chất lượng triển khai và hiệu quả kinh doanh. Những giải thưởng này không chỉ ghi nhận thành công mà còn mà còn là động lực để họ tiếp tục phát triển và lan tỏa giá trị khởi nghiệp bền vững.Hành trình "Cùng MAGGI Nấu nên cơ nghiệp" năm 2024 khép lại với những thành tựu ấn tượng: 16 dự án xuất sắc được vinh danh, 72 mô hình quán ăn triển khai thành công tại 9 tỉnh và hơn 17.500 phụ nữ được tiếp cận hỗ trợ, với tổng tài trợ vượt 1,1 tỉ đồng.Từ những ngày đầu còn nhiều bỡ ngỡ, phụ nữ Việt đã dần khẳng định bản thân qua những dự án khởi nghiệp đầy tự tin và ý nghĩa. Với sự đồng hành của chương trình "Cùng MAGGI Nấu nên cơ nghiệp" các chị em không chỉ được tiếp thêm cảm hứng mà còn được trang bị kiến thức, kỹ năng và hỗ trợ thiết thực để từng bước hiện thực hóa ước mơ của mình. Đồng thời đây cũng là tiền đề cho phụ nữ Việt bước vào hành trình mới, được tỏa sáng với sự tự tin và tự chủ.Maggi là trợ thủ đắc lực trong căn bếp của hàng triệu phụ nữ Việt với các sản phẩm đa dạng như dầu hào, nước tương, hạt nêm nấm hương, mong muốn phụ nữ phát huy tối đa tiềm năng, tạo khác biệt tích cực cho bản thân, gia đình và cộng đồng. Từ năm 2022, chương trình "Nấu nên cơ nghiệp" do MAGGI phối hợp cùng Hội LHPN Việt Nam thực hiện, trong khuôn khổ Nestlé đồng hành cùng Phụ Nữ, đã hỗ trợ hơn 14.500 phụ nữ nâng cao kỹ năng nấu nướng, kiến thức kinh doanh, cấp vốn khởi nghiệp và phát triển kinh tế gia đình, truyền cảm hứng lan tỏa giá trị bền vững cho cộng đồng. Theo dõi hành trình 'Cùng Maggi Nấu nên cơ nghiệp' tại đây.
quay-thử-xổ-số-miền-trung-thứ-tư